dịch tả lợn

Đăng lúc: 00:00:00 05/05/2021 (GMT+7)

Các điểm chốt dịch tả lợn châu phi trên đian bàn xã

 

                    Bài tuyên truyền về dịch tả lợn châu phi.

Kính thưa toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã!

 

Trước diễn biến trên cuả dịch bệnh, để có biện pháp ngăn chặn, hạn chế thấp nhất dịch lây lan và bùng phát.Trạm thú y huyện, ban thú y xã hướng dẫn nhân dân trên địa bàn xã một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống dịch cụ thể như sau:

1.     Đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Bệnh dich tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết lên đến 100%. Virut gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏ bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vius trong thời gian dài và cỏ thể trở thành vật mang trùng suốt đời. Do vậy, nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh. Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh và không có thuốc điều trị.

2.     Quá trình gây bệnh và lây lan virut Dịch tả lợn Châu phi

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.

- Virut Dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virut như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virut và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

3. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Dịch tả lợn châu Phi

a) Chẩn đoán lâm sàng

- Lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. - Thể quá cấp tính là do virut có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

- Thể cấp tính là do virut có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao 40,5 – 42 C. Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rủ, nằm chồng đống lên nhau, lợn thích nằm chỗ bóng tối hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu xanh tím.

-

 

b) Bệnh tích

- Thể cấp tính: Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân xuất huyết. - Thể mãn tính: Có thể gặp sơ cứng phổi hoặc có các ổ hoại tử hạch, hạch phổi sưng, viêm dính màng phổi.

4. Phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp duy nhất để giảm thiểu dịch bệnh phát sinh.

- Thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng khu vực nuôi, khu vực xung quanh; trên các tuyến đường ra vào khu vực trại. Khi có lợn bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương và Trạm thú y để lấy mẫu xét nghiệm; không bán chạy, giết mổ lợn bệnh.

Để công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi đạt hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về tài sản cho người chăn nuôi.
61249424_343743156341902_8104087242936418304_n.jpg

 UBND huyện Hoằng Hóa đã ra quyết định cho Trạm thú y huyện thành lập các chốt công tác phòng dịch tại các địa bàn trọng điểm. Tại xã Hoằng Xuyên UBND xã cũng đã thành lập tổ công tác chốt tại địa điểm xung yếu đầu Cầu sài nơi giao thoa với huyện Hậu Lộc. Tổ công tác làm việc rất nghiêm túc và thường trực nhằm hạn chế. Kiểm soát số lượng lợn dịch từ ngoài vào tiêu thụ.
61792131_690413824743821_8001411883607261184_n.jpg

 

                                  Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
317458