Hoằng Xuyên đẩy mạnh chăm sóc, giám sát sâu bệnh, bảo vệ lúa xuân 2024

Đăng lúc: 00:00:00 04/03/2024 (GMT+7)

Bà con nông dân xã Hoằng Xuyên đang đẩy mạnh chăm sóc, giám sát sâu bệnh, bảo vệ lúa xuân 2024

 

Hiện nay thời tiết thuận lợi, bà con nông dân tại các địa phương trong huyện đang đẩy mạnh chăm sóc, giám sát sâu bệnh, bảo vệ lúa xuân 2024.

lua.jpg
Nông dân xã Hoằng Xuyên bón phân cho lúa xuân


Vụ chiêm xuân năm 2024, Thời điểm này, chính quyền các địa phương, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện luôn bám sát địa bàn, hướng dẫn bà con sử dụng nước tiết kiệm và phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh ở giai đoạn đầu vụ, nhất là bệnh đạo ôn, nhện vàng và sâu cuốn lá. Theo phòng Nông nghiệp và PTNT, khi cây lúa càng phát triển thì các loại sâu bệnh sẽ càng gia tăng về mật độ và tỷ lệ gây hại. Nếu phát hiện các triệu chứng như cây lúa thấp lùn, phiến lá nhăn nheo, màu xanh đậm khác thường, bà con nông dân cần thông báo ngay cho cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp ở các địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi thời tiết thuận lợi, tất cả các trà lúa phải được bón thúc sớm, nông dân nên lựa chọn các loại phân NPK chuyên thúc để tăng khả năng ra rễ, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đạt dảnh hữu hiệu cao. Với phương châm “nặng đầu, nhẹ cuối”, người dân tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học và các loại phân ủ từ phế phụ phẩm nông nghiệp để giảm lượng phân bón hóa học, giảm chi phí sản xuất. Khi bón người dân cần tuân thủ theo nguyên tắc “5 đúng và một cân đối”, hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với từng giống lúa. Thời tiết những ngày qua nắng ấm thuận lợi cho lúa xuân sinh trưởng, phát triển nhưng cũng là điều kiện cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại. Vì vậy, người dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi và phòng trừ kịp thời. Khi phát hiện sâu bệnh hại lúa cần áp dụng quy trình IPM trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân theo nguyên tắc “4 đúng” để giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện tại, cùng với việc chỉ đạo nông dân chăm sóc lúa, các địa phương cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuỷ nông thực hiện cung cấp đủ nước tưới dưỡng cho lúa trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến trổ bông. Khuyến cáo nông dân làm cỏ sục bùn thường xuyên ở nơi đồng sâu, trũng có nhiều rong rêu để cây lúa không bị nghẹt rễ, thối rễ và đẻ nhánh tập trung.

                                                                            Phạm Quỳnh – CC VP TK

 

Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
317458